Tiểu thương "chơi lớn", thuê mặt bằng nửa năm chỉ dùng 1 tháng Tết
Những ngày này, tại một số vị trí "đắc địa" trên tuyến đường Lê Nin thuộc phường Hưng Dũng (TP Vinh, Nghệ An) - tuyến đường bán hoa Tết sầm uất nhất thành phố - các nhà vườn đang cấp tập chuẩn bị địa điểm cho vụ mua bán hoa lớn nhất trong năm.
Trong căn lán vừa dựng bám mặt đường Lê Nin, ông Nguyễn Viết Hiến (SN 1966, trú xã Nghi Ân, TP Vinh) đang cùng một nhân công dựng kệ trưng bày hoa. Đây là địa điểm ông thuê từ nhiều năm nay, được đánh giá là "chỗ đẹp".
Ông Hiến (người đứng) cùng người làm chuẩn bị kệ đặt hoa lan tại lán của mình (Ảnh: Hoàng Lam).
"Tôi phải đặt cọc từ hồi tháng 4 để giữ chỗ. Dù là mối làm ăn lâu năm nhưng phải đặt cọc trước, kẻo người ta trả giá cao hơn là mình mất chỗ đẹp", ông Hiến cho biết.
Phần diện tích đất ông thuê rộng gần 500m2, giá gần 100 triệu đồng. Năm nay, ông Hiến mở rộng kinh doanh, nên thuê thêm một phần đất nữa, cách vị trí này một lán. Chỉ tính riêng tiền thuê mặt bằng, ông Hiến đã phải chi gần 200 triệu đồng.
Dự tính, trong vụ hoa Tết năm nay, ông Hiến nhập hơn 2 tỷ đồng hoa ly về phục vụ khách chơi Tết. Hoa lan được bày bán ở địa điểm này, còn các loại hoa khác, sẽ bán tại vườn của gia đình.
Nếu như hoa đào, hoa mai, cúc... chỉ cần địa thế đẹp để bày bán, với dòng hoa lan, poki games 2 việc chuẩn bị cơ sở vật chất cầu kỳ và tốn kém hơn. Suốt 4 ngày qua, tỷ lệ kèo cá cược việt nam malaysia ông Hiến cùng 4 người khác dựng lán trại, slot demo làm mái, q888 lợp 2 lớp bạt, soi cầu rồng bạch kim quây kín 3 phía.
"Nhiều vật liệu tôi mua, tái sử dụng nên cũng tiết kiệm được đáng kể, chi phí làm lán chỉ hơn 10 triệu đồng/lán", ông Hiếu nhẩm tính.
Để có vị trí đẹp bán hoa Tết, ông Đường chấp nhận bỏ tiền thuê nửa năm dù chỉ dùng hơn 1 tháng (Ảnh: Hoàng Lam).
Ở căn lán gần đó,go88 com ông Nguyễn Công Đường (trú xã Nghi Ân, TP Vinh) đang cùng 2 người khác căng bạt, che xung quanh lán. Ngoài bán các loại hoa do nhà vườn trồng, ông Đường nhập thêm hoa lan.
Thời tiết vào dịp Tết thường khó lường, bởi vậy, việc rào chắn kỹ rất quan trọng để bảo quản loại hoa đắt tiền này. Bên cạnh đó, đây cũng là địa điểm ăn ở, làm việc của ông và nhiều người khác trong suốt hơn 1 tháng cận Tết.
Để giữ vị trí đẹp này, ông Đường phải chấp nhận bỏ tiền thuê nửa năm, trong khi thực tế sử dụng chỉ hơn 1 tháng, tuy nhiên người đàn ông này từ chối tiết lộ con số cụ thể.
Thời điểm này, căn lán của ông Đường đã cơ bản hoàn thiện. Theo tính toán, chi phí vật liệu như tre, nứa, bạt che, dây điện, bóng chiếu sáng... khoảng 40 triệu đồng. Người đàn ông này thuê 5 người thợ, làm việc trong 4 ngày để hoàn thành việc dựng lán, chỉ tính riêng tiền công là 10 triệu đồng.
"Lán của tôi là lán tre, che bạt, nên kinh phí ở mức đó. Một số nhà vườn đầu tư thuê hẳn giàn thép, dựng lán kiên cố, thì chi phí lớn hơn nhiều", ông Đường tiết lộ.
Một số nhà vườn, cơ sở kinh doanh hoa Tết thuê giàn sắt về dựng lán để bán hoa Tết (Ảnh: Hoàng Lam).
Theo dự kiến, thị trường hoa Tết sẽ bắt đầu sôi động vào cuối tháng 11 âm lịch. Nhiều người dân có quan niệm đi mua sắm sớm để chọn hoa đẹp, chưa bị tác động nhiều bởi giá cả thị trường và có nhiều thời gian để lựa chọn.
Bởi vậy, ngoài 20 tháng 11 âm lịch, các nhà vườn đã tập kết hoa để phục vụ khách.
"3 năm trở lại đây thị trường hoa Tết bị ảnh hưởng nhiều do kinh tế khó khăn sau dịch Covid-19 nhưng trên thực tế, nhu cầu của khách năm sau luôn cao hơn năm trước. Mùa hoa Tết cũng khó nói trước được gì nhưng chúng tôi phải chuẩn bị chu đáo, kỹ càng cho vụ buôn bán lớn nhất trong năm", ông Nguyễn Viết Hiến nói.